HỘI CHỢ SÁCH FRANKFURT Cánh cửa rộng mở đưa xuất bản Việt Nam ra với thị trường thế giới

 
 
Vừa qua, đại diện của Hiệp hội xuất bản Đức bà Holpp Ursula, giám đốc kinh doanh khu vực Châu Á, Châu Phi và Iran, bà Claudia Kaiser, Phó Chủ tịch Hội chợ sách Frankfurt sang thăm Việt Nam và đã có buổi làm việc với Cục Xuất bản, In và Phát hành đại diện là ông Chu Văn Hòa – Cục trưởng. Hai bên trao đổi về tình hình xuất bản giữa Việt Nam và Đức, đồng thời bà Claudia Kaiser cũng đã chia sẻ rất chân thành về cách thức tổ chức hội chợ sách quốc tế cũng như các phương thức để mở rộng cánh cửa nền xuất bản Việt Nam với bạn bè thế giới thông qua Hội chợ sách Frankfurt.
 
Vừa qua, đại diện của Hiệp hội xuất bản Đức bà Holpp Ursula, giám đốc kinh doanh khu vực Châu Á, Châu Phi và Iran, bà Claudia Kaiser, Phó Chủ tịch Hội chợ sách Frankfurt sang thăm Việt Nam và đã có buổi làm việc với Cục Xuất bản, In và Phát hành đại diện là ông Chu Văn Hòa – Cục trưởng. Hai bên trao đổi về tình hình xuất bản giữa Việt Nam và Đức, đồng thời bà Claudia Kaiser cũng đã chia sẻ rất chân thành về cách thức tổ chức hội chợ sách quốc tế cũng như các phương thức để mở rộng cánh cửa nền xuất bản Việt Nam với bạn bè thế giới thông qua Hội chợ sách Frankfurt.
 
Bà Claudia Kaiser cho biết: Hội chợ sách Frankfurt trực thuộc Hiệp hội Xuất bản và Phát hành sách của Đức mỗi năm chỉ tổ chức duy nhất 1 lần, đây là một Hiệp hội phi chính phủ, chỉ đại diện lợi ích cho các nhà xuất bản, các nhà sách. Mỗi năm chúng tôi xuất bản cuốn sách mang tính chất thống kê về thị trường xuất bản của Đức. Việt Nam và Đức có nhiều khác biệt tuy nhiên vẫn có một số nét tương đồng như: dân số sấp xỉ nhau, đất nước đều được thống nhất từ 2 miền. Còn cái khác nhau là ở Đức là dân số đang bị già hóa nên không có thị trường phát triển như Việt Nam. Mỗi năm chúng tôi xuất bản 80 nghìn đầu sách thường là sách dịch chiến khoảng 12% tổng giá trị thị trường. So với Việt Nam, tôi có nói chuyện với một số NXB Việt Nam thì họ cung cấp cho các số liệu khác nhau, có người nói khoảng 80%, tôi nghĩ khoảng 60%. Ở Đức mỗi đầu sách in dao động khoảng 3 nghìn đến 100 nghìn bản. Chúng tôi tham gia rất tích cực vào xuất bản điện tử. Doanh số sách in giảm, doanh số sách điện tử tăng. Tổng lượng bán sách ở Đức vẫn là giảm. Về thể loại phần lớn là sách văn học. Chúng tôi cũng có NXB của chính phủ, nhưng đa phần là không phải của chính phủ, chúng tôi có rất nhiều NXB nhỏ và rất nhỏ, các NXB nhỏ họ không kiếm được nhiều tiền, họ vẫn làm thêm các công việc khác. Hội chợ sách Frankfurt đại diện cho hiệp hội các NXB Đức nên chúng tôi đảm bảo cho tất cả dù lớn hay nhỏ đều được tham gia Hội chợ. Chúng tôi có những giải thưởng đặc biệt không chỉ dành cho các NXB nhỏ mà còn dành cho các quầy sách quốc gia ở Hội chợ. Chúng tôi thường ví hội chợ sách Frankfurt như là Liên hiệp quốc của ngành xuất bản, ở đây chúng tôi giải quyết được mọi công việc liên quan đến xuất bản, một cửa hàng nhỏ có thể làm được tất cả mọi thứ đặc biệt là mua bán bản quyền. Năm nay ở Hội chợ sách Frankfurt sẽ có đại diện khách mời danh dự là Indonesia, đây là đất nước đầu tiên của khu vực Đông Nam Á được vinh dự này. Khách mời danh dự ở Hội chợ sẽ có các chương trình khổng lồ, khoảng 300 đến 400 sự kiện trong và ngoài hội chợ, màn trình diễn về văn hóa của nước đó. Năm nay Indonesia là khách mời danh dự nên sẽ được ban tổ chức quan tâm đến cả các nước trong khu vực Đông Nam Á. Chúng tôi đang cố gắng làm sao để đưa được nhiều nước Đông Nam Á hơn đến với hội chợ sách Frankfurt, chúng tôi muốn được thấy các sách của các nước này trến thị trường của Đức. Sự kiện Indonesia là khách mời danh dự năm nay là cánh cửa mở rộng cho các nước khu vực Đông Nam Á, và đây cũng là cơ hội để cánh cửa này mở rộng hơn nữa đối với Việt Nam, đặc biệt là năm nay kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Việt – Đức, là điều kiện thuận lợi để tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và Đức. Vì vậy sẽ có nhiều cơ hội để quảng bá sách và các tác giả Việt Nam ở hội chợ sách Frankfurt. Niệt Nam nên tổ chức một số các sự kiện để các NXB thế giới biết đến nhiều hơn. Năm nay hội chợ sách sẽ được tổ chức ở trung tâm thành phố và tập trung hết trong một tòa nhà, Việt Nam sẽ được đứng cùng với các nước Đông Nam Á khác, và vì có Indonesia là khách mời danh dự nên sẽ có rất nhiều sự chú ý. Về phía bà Holpp Ursula thì hứa sẽ giúp đỡ để tổ chức các sự kiện kèm theo tại hội chợ bằng cách chia sẻ các ý tưởng để tổ chức. Tại hội chợ sách Frankfurt hàng năm thì trung bình mỗi năm có khoảng 3000 sự kiện khác nhau, các NXB đến đây ngoài việc mua bán bản quyền họ có thể học hỏi được nền công nghiệp xuất bản trên thế giới từ các nước họ mang đến.
 
Những năm gần đây Việt Nam đã tham dự hội chợ sách Frankfurt nhưng quy mô hoạt động thì vẫn còn nhỏ hẹp, sau khi chia sẻ những khó khăn, ông Chu Văn Hòa – Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành đã trân trọng mời đại diện của Hiệp hội xuất bản Đức tới dự Ngày Sách Việt Nam (21/4) và tặng hai bà tác phẩm Truyện Kiều đã được dịch sang tiếng Anh. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến mới trong quan hệ hợp tác xuất bản giữa hai nước ngày càng bền vững. 
 
 
 
>> THU HIỀN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *