Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng NN về KH&CN: Tôn vinh các giá trị cao về KH&CN

 Bộ trưởng Chu Ngọc Anh cho biết, các công trình đoạt giải lần này đều là các công trình có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất to lớn.
 
Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về KH&CN: Những công trình lan tỏa vào trong đời sống
Dự kiến trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia 2016 vào tháng 3/2017
Trao giải nhiều công trình khoa học sáng tạo, tính ứng dụng cao
Phát biểu tại buổi lễ trao Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về KH&CN lần thứ 5, được tổ chức tối 15/1. Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh cho biết, Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về KH&CN là những giải thưởng cao quý nhất trong lĩnh vực KH&CN, được Đảng và Nhà nước ghi nhận, tôn vinh và trao tặng các nhà khoa học, tác giả của các công trình, cụm công trình KH&CN xuất sắc và đặc biệt xuất sắc, có giá trị cao về KH&CN, có tác dụng lớn và lâu dài trong đời sống nhân dân, góp phần quan trọng và thiết thực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh và sự nghiệp phát triển KH&CN của đất nước. Giải thưởng được bắt đầu từ năm 1996, cho đến nay đã có 04 đợt xét tặng vào các năm 1996, 2000, 2005 và năm 2010, năm 2016 là đợt xét tặng thứ 5.
 
Ngày 11/01/2017, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký Quyết định số 104/QĐ-CTN tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cho 09 công trình và cụm công trình KH&CN và Quyết định số 105/QĐ-CTN tặng Giải thưởng Nhà nước cho 07 công trình và cụm công trình KH&CN.
 
Việc công nhận và trao tặng các công trình đạt giải thưởng Hồ Chí Minh và Nhà nước đúng vào dịp kỷ niệm 87 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, là sự khích lệ, cổ vũ kịp thời và thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước ta đối với không chỉ các nhà khoa học, nhà nghiên cứu mà còn đối với toàn ngành KH&CN.
 
Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về KH&CN lần thứ 5 này đã nhận được sự quan tâm của đông đảo các nhà khoa học, tổ chức nghiên cứu, các doanh nghiệp trong phạm vi cả nước, với 102 công trình được đề xuất gồm 95 công trình và 7 công trình trình mật. Trong số 95 công trình có 27 công trình đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và 68 công trình đề nghị xét tặng Giải thưởng Nhà nước về KH&CN. Điều này chứng tỏ sức ảnh hưởng sâu rộng và sự lan tỏa của Giải thưởng đối với cộng đồng các nhà khoa học trong cả nước.
 
"Các công trình được đề xuất đều là các công trình có hàm lượng khoa học rất lớn và có những đóng góp tích cực không chỉ vào thực tiễn xây dựng, phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng tại Việt Nam mà còn góp phần chung cho sự phát triển của thế giới" – Bộ trưởng Chu Ngọc Anh nhấn mạnh.
 
 
Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh phát biểu tại buổi lễ 
Các công trình đạt Giải thưởng lần này đã được xem xét thông qua hệ thống các tiêu chí đánh giá minh bạch, chặt chẽ và khoa học về nhiều phương diện, cả về giá trị khoa học, công nghệ và giá trị thực tiễn, hiệu quả kinh tế-xã hội. Triển khai công tác đánh giá, xét chọn các công trình tham dự giải thưởng năm nay có hơn 200 nhà khoa học hàng đầu của Việt Nam và quốc tế, đại diện cho các ngành lĩnh vực KH&CN trên cả nước tham gia vào 19 hội đồng chuyên ngành cấp nhà nước và hội đồng nhà nước. Các hội đồng đã làm việc với tinh thần công tâm, trung thực và hết sức khách quan để lựa chọn ra được các công trình xứng đáng nhất trong rất nhiều các công trình được đề xuất. Đây thực sự là công việc hết sức khó khăn đối với các nhà khoa học trong việc đánh giá, vì các công trình tham dự đều là các công trình có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất to lớn.
 
"Đặc biệt, trong lần xét tặng này, với lần đầu tiên áp dụng Nghị định số 78 của Chính phủ về Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước và các giải thưởng khác về KH&CN, với những tiêu chí được đòi hỏi rất cao về cả giá trị khoa học, công nghệ và hiệu quả tác động kinh tế-xã hội. 09 công trình được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và 07 công trình được tặng Giải thưởng Nhà nước về KH&CN năm nay thực sự là các công trình rất xứng đáng và có tầm ảnh hưởng lớn đến nền khoa học và kinh tế đất nước" – Bộ trưởng Chu Ngọc Anh cho biết.
 
Trong lĩnh vực khoa học cơ bản, các công trình, cụm công trình được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh như cụm công trình “các bất biến và cấu trúc của vành địa phương và vành phân bậc” – đã mở ra một số hướng nghiên cứu quan trọng được thế giới thừa nhận trong Đại số giao hoán như lý thuyết vành Cohen – Macaulay suy rộng và dáng điệu tiệm cận của các bất biến.
 
Trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, là những thành tựu xuất sắc trong nghiên cứu về triết học, lịch sử và ngôn ngữ, trong đó làm rõ tầm cao tư duy của dân tộc Việt cũng như các giá trị, hạn chế và các bài học lịch sử quý báu mà ông cha ta để lại; là những nghiên cứu về chữ nôm theo một khung lý thuyết mới, các thao tác tiếp cận mới, qua đó công trình được giới nghiên cứu trong và ngoài nước nhiệt liệt đón nhận, sử dụng với tần suất lớn trong các chuyên khảo nghiên cứu chữ Nôm, ngữ văn Hán Nôm ở Việt Nam cũng như nước ngoài hiện nay.
 
Lĩnh vực khoa học kỹ thuật, các công trình được tặng thưởng tạo ra nhiều sản phẩm thương hiệu Việt Nam, có giá trị lớn đối với nền kinh tế như Giàn khoan tự nâng 90m nước Tam Đảo 03 khi đưa vào sử dụng đã làm lợi trực tiếp cho đất nước nhiều về kinh tế, đặc biệt hơn đưa Việt Nam vào một trong số ít các quốc gia trên thế giới có đủ năng lực thi công giàn khoan khai thác dầu khí tự nâng. Hay như các loại sản phẩm bê tông thành vỏ mỏng đúc sẵn, lắp ghép có cấu tạo gọn nhẹ, chất lượng bền vững, chống xâm thực, ăn mòn, thuận lợi thi công trong điều kiện bất lợi về địa hình, địa chất,…thuộc cụm công trình “Xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, nông thôn, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu” với sức sáng tạo rất cao, thể hiện qua 18 sáng chế, giải pháp hữu ích; giúp giảm ít nhất 20% chi phí so với giải pháp truyền thống. Hiện các sản phẩm này cũng đã được xuất khẩu sang Lào, Campuchia và một số nước khác trong khu vực.
 
Lĩnh vực Nông nghiêp, hai giống lúa mới OM6976 và OM5451 có chất lượng cao, nhiều đặc tính chống chịu tốt với môi trường như chống xâm nhập mặn, đã được ứng dụng vào sản xuất trên diện rộng và đem lại hiệu quả kinh tế – xã hội cao. Diện tích ứng dụng của hai giống lúa này trong sản xuất qua 3 năm từ 2013-2015 lên đến trên 3 triệu hecta ở Đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh Đông Nam Bộ, tạo ra lợi nhuận tăng thêm to lớn cho nông dân và trở thành hai giống lúa xuất khẩu chất lượng cao chủ lực ở Đồng bằng sông Cửu Long.
 
Lĩnh vực Y dược, nhiều thành tựu y học mới trên thế giới đã được triển khai ứng dụng sáng tạo tại Việt Nam trong đó có thể kể đến “Ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán, điều trị một số bệnh lý mạch não bằng Điện quang can thiệp nội mạch”, đây là cụm công trình nghiên cứu có giá trị rất cao về khoa học, công nghệ, là các kỹ thuật mới, hiện đại, ít gây tổn thương tổ chức lành xung quanh, điều trị qua đường nội mạch, thay thế phẫu thuật trong điều trị thông động mạch cảnh xoang hang và điều trị phình động mạch não tại Việt Nam. Đây là phương pháp điều trị biến chứng ít, không để lại di chứng nặng nề cho người bệnh, từ đó giảm các chi phí điều trị và giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội. Đó là “ứng dụng kỹ thuật hiện đại về bức xạ ion hóa trong chẩn đoán, điều trị ung thư và một số bệnh lý khác”, thông qua đó nâng cao hơn chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư, làm giảm tỷ lệ tử vong cũng như tăng tỷ lệ điều trị thành công, chữa khỏi cho các bệnh nhân ung thư và một số bệnh lý khác ở nước ta. Góp phần đưa chuyên ngành y học hạt nhân và ung bướu Việt Nam theo kịp trình độ của các nước tiến tiến trong khu vực và một số nước phát triển trên thế giới.
 
Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về KH&CN: Những công trình lan tỏa vào trong đời sống
(VietQ.vn) – Trước thềm lễ trao giải Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về KH&CN, Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh đã dành cho phóng viên cuộc trao đổi về hai giải thưởng danh giá này.
Hùng Cường

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *