Giải pháp công nghệ sinh học nhằm nâng cao chất lượng chè an toàn

 
Năm 2015, nhóm nghiên cứu do Thạc sỹ Lê Thị Thanh Thủy – Viện Thổ nhưỡng Nông hóa – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đứng đầu đã tiến hành Nghiên cứu các giải pháp công nghệ sinh học nhằm nâng cao năng suất, chất lượng chè an toàn tại tỉnh Yên Bái.
 
Kết quả đạt được qua quá trình nghiên cứu như sau:
 
Phục tráng thành công 2 giống chè Shan (Dòng chè SG1 và SG2) có chất lượng và năng suất cao bằng phương pháp chỉ thị phân tử.
 
Dòng chè SG1 đạt năng suất là 13,0 – 16,14 tấn/ha. Về chất lượng có hàm lượng chất tan là 46,03%, hàm lượng tanin là 37,32%, thử cảm quan chè xanh (ngoại hình, màu nước pha, mùi, vị) đạt ≥15,2 điểm. 
 
Dòng chè SG2 đạt năng suất 10,04-12,86 tấn/ha. Về chất lượng có hàm lượng chất tan là 45,16%, hàm lượng tanin 31,63%, cảm quan chè xanh đạt ≥15,2 điểm. Cây chè phục tráng có sức sống, tỷ lệ sống sót giống chè Shan phục tráng cao hơn 13% so với loại chè không phục tráng. Môi trường thích hợp để nhân nhánh cây chè là N6+2mg/l BA +0,4mg/l IAA. Môi trường ra rễ cây chè là N6 +1,5mg/l BA +0.3 mg/l α-NAA. Đã nhân giống cây chè con từ 2 dòng chè chọn lọc từ cây chè Shan cổ thụ Suối Giàng (SG1 và SG2) và đưa vào trồng 4 ha chè Shan tại Suối Giàng và Bản Công (Yên Bái). Giống chè phục tráng đảm bảo chất lượng, hiệu quả kinh tế năng suất tăng 21-24%.
 
Chủng giống VSV có hoạt tính sinh học: Hoạt tính cố định nitơ đạt 342,7 – 427,2 nmol C2H4/ml/ngày. Hoạt tính sinh chất KTST thực vật là 103,48-162,70µg IAA/ml. Hoạt tính phân giải lân (đường kính VPG) là 16-18 mm. Hoạt tính đối kháng nấm gây bệnh (đường kính VPG) là 15-80 mm. Hoạt tính phân giải xenlulo (đường kính VPG) đạt 30 mm, kế thừa được 2 chủng. Định danh VSV được 12 chủng như sau: 3 chủng vi khuẩn cố định nitơ tự do gồm VC03, TY02, YB03; 3 chủng phân giải lân là BL2, BL4, BL7; 3 chủng kích thích sinh trưởng là ST1, ST8, ST18 có các hoạt tính sinh học cao; 3 chủng vi khuẩn đối kháng VKĐK58, VKĐK313, VKĐK362 có các hoạt tính kháng nấm bệnh cao. 12 chủng này được đánh giá an toàn sinh học cho người và động vật máu nóng. Các chủng này có hoạt tính phân giải xenluno cao, sử dụng để xử lý nguyên liệu hữu cơ sản xuất phân bón được kế thừa từ các nghiên cứu trước. Phù hợp với yêu cầu sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh và chế phẩm vi sinh phòng bệnh cho cây chè tỉnh Yên Bái.
 
Chế phẩm vi sinh phòng bệnh: Có được 2 sản phẩm phân bón hữu cơ vi sinh và chế phẩm vi sinh chuyên dụng cho thâm canh và phòng chống bệnh chè đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Mật độ tế bào VSV đối kháng bệnh đạt 108 CFU/g, Giảm tỷ lệ bệnh là 50,9 – 77,58%. Chế phẩm vi sinh phòng trừ bệnh cho chè đảm bảo chất lượng sản phẩm và áp dụng tốt tại các cơ sở sản xuất. Đạt tiêu chuẩn cấp cơ sở. Đảm bảo mật độ tế bào vi sinh vật hữu ích trong sản phẩm là 108 CFU/g, sau 6 tháng bảo quản. Xây dựng thành công quy trình sản xuất và sản xuất 10 tấn chế phẩm vi sinh để phòng bệnh chè Yên Bái.
 
Phân bón hữu cơ vi sinh: Ca, S, Mn lần lượt là 1,374%; 0,686%; 0,3%. B, Mn, Zn lần lượt là 0,0175; 0,03%; 0,08 và Acid humic là 3%. Độ pH là 6,0-7,0. Vi sinh vật là Bacillus; Azotobacter. Mật độ vi sinh vật có ích trên mỗi loại là ≥1.106CFU/g. Độ ẩm là 25-30%. Hữu cơ ≥22%. N-P2O5(hh)-K2O là 1,3-1-1%. Thời gian bảo quản ≥6 tháng. Phân hữu cơ vi sinh đảm bảo chất lượng sản phẩm và đạt tiêu chuẩn cấp cơ sở và mật độ tế bào VSV hữu ích trong sản phẩm là 106 CFU/g, sau 6 tháng bảo quản. Xây dựng được quy trình sản xuất và sản xuất 50 tấn phân hữu cơ vi sinh và chế phẩm vi sinh phòng bệnh cho cây chè tỉnh Yên Bái.
 
Việc xây dựng được 02 mô hình, 2 ha/mô hình tại xã Suối Giàng – huyện Văn Chấn và xã Bản Công – huyện Trạm Tấu tại tỉnh Yên Bái. Cùng với việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới (giống chè Shan SG1, phân bón hữu vi sinh VTN6-SHAN,chế phẩm vi sinh VTN7-ĐK, kỹ thuật trồng chè sạch, chăm sóc) giúp cho cây chè Shan trong mô hình sinh trưởng, phát triển tốt, tăng sức đề kháng của cây, tăng khả năng sống sót, giảm bệnh hại chè (đốm nâu, phồng lá). Bên cạnh đó giảm chi phí đầu tư phân khoáng và thuốc bảo vệ thực vật, góp phần duy trì, nâng cao dinh dưỡng đất và bảo vệ môi trường. Các quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh, quy trình sản xuất vi sinh phòng bệnh cho chè, quy trình thâm canh chè đều cho năng suất cao, chất lượng tốt, đảm bảo xuất khẩu và dễ thực hiện. Các quy trình này đều được Hội đồng KH&CN cấp cơ sở đánh giá nghiệm thu.
 
Kết quả của nghiên cứu đã góp phần quan trọng trong công tác bảo tồn loài gen cây chè Shan cổ thụ tại Suối Giàng quý hiếm, làm sáng tỏ hơn nữa khả năng ứng dụng các chủng vi sinh vật trong xử lý phụ phẩm nông nghiệp và sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh, chế phẩm vi sinh phòng chống bệnh cây trồng. Mỗi loại cây trồng sẽ có một loại phân đặc thù và cho hiệu quả kinh tế cao nhất. Các kết quả minh chứng rõ nét hiệu quả của việc áp dụng quy trình thâm canh chè năng suất cao và đảm bảo xuất khẩu.
 
Tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài tại Thư viện Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia (Mã số kho 11321-2015).
 
Nguồn:  P.T.T (NASATI)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *